PEP – PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV
(Trước đây một số người vẫn gọi PEP là phương pháp dự phòng phơi nhiễm để chỉ chung cho việc điều trị này. Tuy nhiên nếu dịch chính xác từ tiếng anh thì phải là DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM. Cách gọi này cũng để phân biệt với PREP là DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM)
PEP là gì?
Post Exposure Prophylaxis, hay PEP – gói dự phòng sau phơi nhiễm, đây là một gói phòng ngừa HIV bằng thuốc khi bị phơi nhiễm với HIV. Phương pháp điều trị này kéo dài 28 ngày từ khi bắt đầu điều trị.
ĐỐI TƯỢNG có thể sử dụng phương pháp này?
Dành cho tất cả các đối tượng có hành vi không an toàn, hay gặp sự cố trong quan hệ tình dục (quan hệ nam nữ, đồng tính nam, đồng tính nữ … ) , hoặc những hành vi tiếp xúc không an toàn với người sống chung với HIV (dẫm phải kiêm tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV mà cơ thể bạn đang có vết thương hở …).
Hiệu quả PEP đến đâu?
Nghiên cứu chỉ ra rằng PEP có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm HIV nhưng càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ. Đây được gọi là “72 giờ vàng.” Bạn tiếp nhận điều trị PEP càng sớm trong 72h thì tỷ lệ ngăn chặn càng cao.
PEP có tác dụng phụ nào không?
Những người tham gia khóa điều trị phòng ngừa PEP có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ tương tự như khi những người có HIV bắt đầu tham gia điều trị, những phản ứng phụ bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, mệt mỏi. Nhiều người đã không thể hoàn thành gói PEP cũng vì những phản ứng phụ này.
QUY ĐỊNH khi sử dụng PEP?
1. Dùng đúng thuốc.
2. Dùng đúng liều.
3. Dùng đúng giờ (Rất quan trọng).
4. Dùng đúng cách.
5. Xét nghiệm theo đúng quy trình: sau khi ngưng PEP xét nghiệm HIV sau 8 tuần bằng Antive HIV tìm kháng thể và tức là sau nguy cơ 12 tuần (1 tuần = 7 ngày x 4 tuần = 28 ngày x 3 tháng {12 tuần}= 84 ngày) và chốt một cái cuối ở 24 tuần = 156 ngày.
CÁCH THỨC TIẾP NHẬN PEP TẠI TP.HCM
1/ Vào cấp cứu bệnh viện Nhiệt Đới phòng số 1. (Phòng cấp cứu tại Nhiệt Đới có chức năng này. Bác sĩ cũng như y tá được tập huấn chuyên sâu cho phương pháp này nên đến đây là nhanh, an toàn và hiệu quả nhất).
2/ Trình bày với y tá: muốn điều trị PHƠI NHIỄM.
3/ Y tá sẽ hỏi lý do. Trình bày lý do (Nếu bạn ngại trình bày lý do QHTD thì bạn có thể nói một số lý do khác như tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiệm HIV qua tay, chân, mắt hay bất kì bộ phận nào khác. Tuy nhiên nên cẩn thận khi trình bày lý do sao cho hợp lí nhé.)
4/ Y tá sẽ yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân vào mẫu giấy thông tin để mở hồ sơ khám bệnh.
5/ Đóng tiền khám bệnh: 22.000 vnđ tại phòng 3A.
6/ Quay lại phòng số 1 gặp bác sĩ để trình bày bệnh.
7/ Bác sĩ cho thuốc uống và cho đi xét nghiệm máu. Thuốc sẽ uống 3 ngày để xem tình hình như thế nào.
8/ Nếu xét nghiệm âm tính thì sẽ uống thuốc phơi nhiễm trong vòng 28 ngày. 1 tháng sau tái khám. Chi phí xét nghiệm + thuốc uống trong 28 ngày vào khoảng gần 1 triệu đồng.
9/ Nếu dương tính thì sẽ mở hồ sơ để tiếp nhận điều trị HIV.
* Với các thành phố khác, nếu bạn muốn biết thêm thông tin về địa điểm điều trị thì inbox cho Lucky nhé.
Chia sẻ với các bạn một vài thông tin về phương pháp dự phòng này. Nếu các bạn cần thêm thông tin hoặc muốn tư vấn trực tiếp có thể inbox cho lucky nhé. Các thông tin trên được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet và kiến thức cá nhân của mình. Nếu có vấn đề liên quan đến bản quyền, các bạn vui lòng inbox cho mình, mình sẽ trả lời mọi thắc mắc. Chân thành cảm ơn!